Bất kể loại quạt công nghiệp nào dù là quạt treo tường hay, quạt đứng hay quạt đặt sàn cũng cần được vệ sinh định kỳ nhằm đảm bảo thiết bị được vận hành một cách hiệu quả và sử dụng lâu dài. Các loại quạt công nghiệp hầu hết có thiết kế chung là tấm bảo vệ bên ngoài dạng khe, đồng thời với tốc độ quay của quạt gây nên điện tích khiến bụi dễ bị hút vào bên trong. Điều này gây cản trở quá trình hoạt động của quạt công nghiệp, mất thẩm mỹ, hơn nữa ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
Chính vì thế, việc vệ sinh, kiểm tra quạt công nghiệp thường xuyên là rất quan trọng, không những giúp thiết bị kéo dài thêm tuổi thọ mà còn bảo vệ chính bản thân người dùng. Sau đây là một số gợi ý cơ bản về cách vệ sinh và bảo dưỡng quạt công nghiệp đúng cách giúp bạn thực hiện các công việc dễ dàng hơn mà không cần đến thợ chuyên nghiệp.
1. Hướng dẫn vệ sinh quạt
Trước hết, cần phải lưu ý, trước khi vệ sinh quạt công nghiệp, dù không liên quan nhiều tới động cơ, máy móc nhưng sẽ rất nguy hiểm khi vệ sinh quạt vẫn còn nguồn điện. Vì thế, việc làm đầu tiên là bạn phải rút phích cắm để đảm bảo an toàn.
Bước 1:
Pha loãng nước rửa chén hoặc nước tẩy rửa chuyên dụng, dùng khăn vải mềm nhúng vào dung dịch tẩy rửa và tiến hành lau chùi từng chi tiết quạt. Nên vắt bớt nước trong khăn lau quạt để tránh nước tẩy rửa rơi rớt nhiều vào các bộ phận động cơ.
Lau sạch cả mặt trước và sau của vỏ bảo vệ quạt cũng như cánh, những vị trí ở xa hoặc khe quá nhỏ, bạn có thể thiết kế que dài để vệ sinh dễ dàng và sạch hơn.
Bước 2:
Sau khi xong phần loại bỏ bụi bẩn, tiếp tục sử dụng vải mỏng có bọc mùn cưa bên trong để chà đi lớp dầu mỡ còn sót lại trên cánh quạt và vị trí gần các trục quay, ổ quay.
Tuyệt đối không sử dụng các hóa chất như xăng, cồn để loại bỏ lớp dầu vì những chất này khi gặp biến đổi chất lượng bộ phận quạt, đặc biệt có tính phá hủy lớn đối với chất liệu nhựa.
Bước 3:
- Lau sạch lại lớp mùn cưa trên cánh quạt, dùng ống thổi và chổi cọ mềm quét qua các chi tiết nhằm loại bỏ những bụi bẩn còn sót lại.
Bước 4:
Bôi một lớp mỏng dung dịch nước rửa bát lên hộp quạt và cánh quạt, không cần lau lại, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng lau chùi, vệ sinh quạt vào những lần tiếp theo.
- Nên để quạt khô ráo hoàn toàn mới tiếp tục cắm điện sử dụng vì khi các bộ phận còn ướt sẽ dễ hút và bám bụi hơn nhiều lần.
2. Hướng dẫn bảo dưỡng quạt công nghiệp
Nên kiểm tra định kỳ để đảm bảo thiết bị công nghiệp không bị rỉ sét, ẩm ướt hay hở đường điện.
Tùy vào loại quạt công nghiệp sử dụng nhiên liệu dầu hay mỡ để có phương án tương ứng trong quá trình bảo dưỡng giúp quạt vận hành hiệu quả và tuổi thọ lâu bền.
- Đối với quạt công nghiệp bôi trơn bằng dầu ở gối đỡ:
- Phải đảm bảo lượng dầu đạt 1/2 mắt thăm dầu, thay dầu lần đầu tiên sau khi quạt hoạt động được 150h, những lần tiếp theo, sau khoảng 1000 giờ chạy máy, quạt nên được thay dầu một lần.
- Luôn giữ lỗ thông khí của gối luôn thông, thường xuyên kiểm tra phớt, xiết lại bulong giữ phớt ở hai đầu gối đỡ nhằm tránh hiện tượng rò rỉ.\
- Trường hợp gối đỡ làm mát bằng nước, nếu quạt làm việc ở môi trường nhiệt độ cao ≥200 độ C thì phải thiết kế đường nước cấp cho gối để làm mát dầu và làm mát vòng bi.
- Đối với quạt bôi trơn bằng mỡ ở gối đỡ:
- Phải đảm bảo lượng mỡ bằng 2/3 khoảng trống vòng bi và được kiểm tra thường xuyên.
Đối với quạt chạy gián tiếp: Nên kiểm tra thường xuyên, đảm bảo dây đai (curoa) không bị chùng và dão.
Tóm lại: Khi bảo dưỡng thiết bị quạt công công nghiệp nên chú trọng kiểm tra các chi tiết như sau:
- Vệ sinh toàn bộ quạt; rà soát, siết lại các mối ghép, chân bệ.
- Kiểm tra các chi tiết thuộc động cơ như: Siết lại chân đế, đầu cốt của động cơ; kiểm tra cách điện động cơ; tra dầu mỡ cho ổ bi, đặc biệt là đối với thiết bị chạy liên tục.
- Đối với phần gối đỡ: Bổ sung lượng dầu mỡ nếu thiếu, phớt đảm bảo kín không bỉ rỉ dầu.
- Dây đai, Puly (đối với quạt chạy gián tiếp): Căn chỉnh đảm bảo dây không bị chùng hoặc căng quá; hai puly phải thẳng hàng và không bị rơ so với trục.
Ngoài ra, các đường nguồn điện, đường dây phải đảm bảo ổn định, tránh xảy ra chập cháy gây hư hỏng cho quạt. Dùng những dụng cụ chuyên dụng để sửa chữa thiết bị khi cần, nhằm tránh làm méo mó, biến dạng, gây hỏng chi tiết lắp đặt của quạt.